Người họ Đặng hôm nay
Cụ Đặng Hoàng - Vinh danh và niềm tự hào dòng họ |
Thân thế và sự nhiệp Ông bà họ Đặng vốn nhà có của ăn của để khá giả, nên ông Đặng Hoàng được thương yêu chiều chuộng. Ông sinh ra và lớn lên như là một quí tử. Được thân phụ, thân mẫu hết mực yêu quí, thời đi học thì có người đưa đón ở Huyện hay ở Phủ. Nhiều khi rước thầy Đồ đến nhà dạy học nữa. Ông Đặng Hoàng vốn trí thông minh và tài hùng biện ăn nói hoạt bát yên thâm, nên học ít biết nhiều, khi thi qua yếu lược, tiếp thi đậu RIME. Cũng trên mảnh đất quê hương này, họ Đặng và họ Đoàn đã qua lại với nhau nên cố cụ ông là Đặng Ngọc Toản với cố cụ ông bà họ Đoàn là Chánh Tổng (Bèo) kết tình suôi gia với nhau. Se duyên ông Đặng Hoàng cùng bà Đoàn Thị Trang trăm năm hạnh phúc để mong sanh con đàn cháu đống nối dõi tông đường. Ông bà là người sống có đức độ. hiền lành mẫu mực, đạo đức môn phong, quí tử tôn theo cổ truyền. Là người vốn thông minh, học thông viết thạo, hiểu sâu biết rộng - đức độ tài cao nói năng hoạt bát, có lòng yêu thương mọi người, bảo bọc con cháu, thương và giúp đỡ người trong họ, cũng như bà con xóm láng giềng. Với xóm làng người gặp khó khăn, đói khổ, ông bà giúp đỡ và tạo điều kiện để sinh sống. Ai có điều gì khó khăn việc xã hội ông sẵn sàng giúp đỡ. Ông đích thân đi đến Nha, Phủ, Huyện, để xin tháo gỡ vào bảo lãnh dân về để giáo dục. Ông muốn sao người dân trong làng đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Với đức tính thương người giúp đỡ người như vậy nên ông Đặng Hoàng được bà con làng xòm tín nhiệm bầu ông làm Lý Trưởng suốt 12 năm liền. Trong qua trình công tác sự cống hiến của ông đã nhận được nhiều bằng khen: phong chức cửu phẩm,… “Gian giai lưỡng tự” (chữ Hán và chữ Nôm ông đều thông thạo), nên người dân trong làng thường gọi ông là Cậu xã Cửu hay xã Hoàng cũng là một. Khi nghỉ hưu ông trăn chở tìm một người tốt người tài để đảm nhiệm công việc, với sự giới thiệu của ông và tín nhiệm của bà con, dòng họ Đặng lại tiếp tục đảm nhiệm chức trách ông trao lại để tiếp tục làm đẹp quê hương, dòng họ. Đối với quê hương Bình Lai – Bình Nghi Nói về Đình Làng Lai Nghi Khi xưa các bậc tiên hiền đã lập ngôi Đình có ba gian thờ Tiền Đường Hậu Tẩm vách đất lợp tranh. Đình nguyên thủy hướng mặt về phía Nam, nhìn vào đường quốc lộ 19. Sau bất tiện đổi hướng ra Bắc, nhìn ra sông Kôn, thuận địa lý và sơn thuỷ hữu tình. Người đứng ra đổi hướng Đình là ông Thú Chí trong làng. Đến năm giáp thân 1944 việc tôn tạo và trùng tu hết sức cần thiết nên chức sắc cùng bà con trong làng và quyết định xây dựng lại đình làng. Sự tín nhiệm và nể trọng làng đề cử ông Đặng Hoàng làm trưởng ban xây dựng. Trăn trở và suy nghĩ sao cho tròn trách nhiệm, ông đích thân ra Huế, báo cáo và trình bày cùng ông Nguyễn Lương Khiêm (đình làng Lai Nghi vốn có tích là ông Nguyễn Tường, Người họ Nguyễn của ông Khiêm, làm quan Đại Thần khi qui tiên được dân làng thờ tại Đình này), Ông Nguyễn Lương Khiêm mừng và tài trợ kinh phí xây dựng lại Đình làng. Việc này khiến Ông thở phào nhẹ nhõm khi có khoản kinh phí này, và cùng chức sắc trong làng cộng với dân làng chung tay xây dựng công trình. Chùa Thanh Minh ở xóm Đông thuộc làng Lai Nghi Chùa Thanh Minh vốn đã có lâu đời : vách đất, mái tranh cây tre nứa. Truyền thuyết kể lại rằng trước đây có bà Hồ Thị Trạch thấy mình vô hậu, bà có hiến cho chùa Thanh Minh một số diện tích ruộng ở Gò Đụn để hương khói cho chùa. Ngõ hầu mong mai sau linh hồn bà được về hội tụ ở chùa cho ấm cúng. Đến năm Canh Thìn 1940, ông Đặng Hoàng đã đứng ra động viên bà con trong ba xóm Đông, xóm Đình, xóm Hạ với nội dung xin bán một số diện tích ruộng, để tu sửa chùa khỏi dột nát, kẻo sập, để nơi thờ cúng cho nghiêm trang. Được sự đồng nhất của bà con ông đã cho xây dựng ngay trong năm ấy. Ngày nay ngôi chùa ngôi chùa rất khang trang và: - Ngày cúng Thanh Minh đưa vào Tiết tháng 3 âm lịch - Ông Nguyễn Đình Mai xây cất lại chùa năm Tân Tỵ 2001 - Thường xuyên có sự công đức của toàn dân xa gần. Đến Miếu xóm Đông Sự tích khi xưa nơi đây đã có lẫm xóm rồi. Năm Ất Mùi 1955, trước lẫm xóm Đông, người dân đặt vọng gác, để tối canh gác. Sau đó có bảy hộ giàu có trong xóm đứng ra chung tiền để mua ruộng cho xóm. Hàng năm sản xuất lấy hoa lợi lo cúng ngày Bà Hậu Thổ. Đến năm Tân Hợi 1971, ông Đặng Hoàng đứng ra động viên bà Con lập Miếu xóm Đông để thờ Bà Hậu Thổ. Tất thảy bà con đều đồng ý. Ông Đặng Hoàng có mời bảy hộ có điều kiện đứng ra mua ruộng xóm đó. Xóm đồng ý bán sào 3 ruộng để xây dựng Miếu, còn lại 2 sào. Khi cất xong miếu xóm, ông cùng dân 3 xóm hát Bộ 2 đêm để vui mừng công trình lập miếu sơm hoàn thành. Sân khấu hát được dựng tại đám ruộng tục danh “ Đám Thành Trong” Than ôi ! cha mẹ lại mất sớm Việc gia đình và xã hội lúc này đều do ông gánh vác, vì mấy người em ông còn thơ ấu. Quyền huynh thế phụ là đây. Ông phải nuôi đàn em ăn học và dựng vợ gả chồng cho bầy em. Ông là đích tôn thừa kế, với vai trò quyền huynh thế phụ, khi đàn em lớn khôn ông đứng ra lập bản thuận phân chia điền sản và điều đó dựa trên ý kiến tỳ thiếp của cha là bà Huỳnh Thị Huyện cho phép như sau: I. Ông Đặng Hoàng phân chia điền sản cho các em (Lập vào ngày 14 tháng 2 năm kỷ sửu 1949) như sau : A. Phần ông Đặng Hoàng nhận hương hỏa chung :
B. Phần nhận riêng của từng anh em :
II. Ông Đặng Hoàng phân chia nhà và đất vườn cho 3 con trai ( Lập bản chúc thư vào ngày 15 tháng 8 năm Bính Ngọ 1966 ) như sau :
Gia thất Giai ngẫu Tự Thiên Thành Cố cụ ông Đặng Hoàng sánh duyên cùng cố cụ bà Đoàn Thị Trang đúng lương duyên tiền định, ông bà đã sanh hạ các đầu con sau :
Đặng Hoàng cùng thứ thất Huỳnh Thị Lãm sinh các con :
Tất cả con , cháu , chắt của ông bà không sao kể hết nhưng người nào cũng có cơ ngơi sự nghiệp đàng hoàng . Âu cũng là nhờ ân đức của ông bà tổ tiên để lại. Con cháu thảo hiền vạn kiếp vinh. Kính ! ĐẶNG CHƯƠNG |
Các tin khác:
Deprecated: Function session_is_registered() is deprecated in /home/content/88/13968188/html/hodangbinhnghi.com/index.php on line 289